Giá heo hơi hôm nay 2.4.2024: Thị trường sôi động
Ngày 20.2, bà Hồ Thị Nguyên Thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết với mục tiêu tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt từ 8% trở lên, nhiều chỉ tiêu phát triển được điều chỉnh cho phù hợp trên cơ sở tính toán.Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng phải đạt tăng trưởng 11,23%; dịch vụ tăng 8,02%; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 375 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.900 tỉ đồng; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 25.800 tỉ đồng...Để tạo nguồn lực, động lực, năng lực mới góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP, UBND tỉnh Phú Yên đề nghị bổ sung 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên các lĩnh vực, gồm: khơi thông nguồn lực và thúc đẩy đầu tư tư nhân, tạo động lực mới cho phát triển; điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy tiêu dùng, thu hút khách du lịch; đẩy mạnh xuất khẩu; thu ngân sách nhà nước; tăng trưởng tín dụng; chuyển đổi số, công nghệ số.UBND tỉnh Phú Yên đang phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để xúc tiến hoàn thiện thủ tục, sớm khởi công xây dựng cảng biển Bãi Gốc; kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm - giai đoạn 1; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao… Tỉnh Phú Yên cũng chủ động làm việc với Tổng công ty ACV để sớm khởi công Nhà ga T2 - Cảng hàng không Tuy Hòa. Đây được xem là một trong những dự án lớn có tính đột phá, tạo động lực phát triển cho tỉnh Phú Yên.Bà Cao Thị Hòa An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên, khẳng định tỉnh này hoàn toàn có thể đạt được chỉ tiêu nói trên nếu có giải pháp hiệu quả, quyết tâm cao, hành động quyết liệt hơn.HĐND tỉnh Phú Yên kêu gọi các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân chung sức, đồng lòng, tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển, khơi thông các "điểm nghẽn", "nút thắt" để đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, đồng bộ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu sở, ngành, chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là trong giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn của người dân và doanh nghiệp.Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng ĐBSCL
14 giờ sau vụ tai nạn lao động kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, Kon Tum), 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Lực lượng chức năng đang nỗ lực lặn tìm trong dòng nước lạnh nơi thân đập. Sau vụ tai nạn kinh hoàng, công trình thủy điện Đăk Mi 1 đã tạm dừng thi công để lực lượng chức năng tìm kiếm công nhân mất tích và phục vụ điều tra. Các công nhân ngồi hàng dài trên những phiến đá, vẻ mặt mệt mỏi sau ngày dài hỗ trợ tìm kiếm đồng nghiệp.Dõi mắt theo những chiến sĩ công an lặn ngụp dưới hố nước sâu, anh N. (công nhân tại nhà máy thủy điện Đăk Mi 1) không khỏi xót thương cho những đồng hương Nghệ An vừa gặp nạn.Anh N. kể, bản thân thuộc đội thi công ban ngày, còn nhóm 5 người gặp nạn cùng nhiều công nhân khác được phân công làm ca đêm. Tối hôm trước, các công nhân này đang thực hiện đổ bê tông trên phần thân đập.Khoảng hơn 3 giờ ngày 31.12, khi đang ngủ trong chòi, anh N. cùng nhiều công nhân khác nghe một tiếng động lớn như nổ mìn. Ngay sau đó, anh N. cùng nhiều công nhân khác chạy ra thì thấy mảng bê tông lớn từ độ cao khoảng 50 m rớt xuống chân đập. Nhóm 4 công nhân đang thi công rơi theo mảng bê tông dài khoảng 20 m. Một công nhân đứng dưới cũng bị bê tông rớt xuống, tử vong.Theo ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei, trước mắt huyện hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5 triệu đồng, đề nghị chủ đầu tư lo toàn bộ chi phí về quê, tiến hành mai táng. Dự án thủy điện Đăk Mi 1 là dự án tư nhân có quy mô lớn tại H.Đăk Glei. Tiến độ công việc hiện đã đạt được khoảng 85%, sau khi hoàn thành sẽ đóng góp rất lớn vào kinh tế của địa phương. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, không có sự việc đáng tiếc tương tự, trước mắt huyện đề nghị dừng hoạt động dự án, rà soát lại toàn bộ khâu an toàn lao động. Khi đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối mới cho hoạt động trở lại.Kiểm tra tại hiện trường, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết sau khi nắm được thông tin, sở đã liên hệ với Huyện ủy Đăk Glei chủ động chỉ đạo, triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Cùng với đó, phối hợp với lực lượng công an huyện kiểm tra hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.Đặc biệt, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đã báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum để chỉ đạo công an tỉnh tăng cường phối hợp xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; Sở LĐ-TB-XH tỉnh tổ chức cuộc thanh tra liên ngành xác định rõ nguyên nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; đơn vị chủ đầu tư sớm có phương án để hỗ trợ gia đình nạn nhân, chủ động phương án mai táng, biện pháp hỗ trợ đời sống cho người nhà nạn nhân. "Đối với trường hợp 2 người chưa tìm thấy thi thể, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh tăng cường công tác tìm kiếm trong thời gian sớm nhất", ông Nhất nói. Ông Đỗ Xuân Hiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, cho biết trước mắt đơn vị thi công hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân 100 triệu đồng chi phí an táng, liên hệ với thân nhân những người đã mất để đưa thi thể về quê, tổ chức thăm viếng, hỗ trợ hoàn toàn phần an táng cho nạn nhân và động viên thân nhân bớt đau buồn. Sau đó, đơn vị thi công sẽ làm việc để tiếp tục bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Phát hiện tác dụng mới của Viagra
Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, đã nhanh chóng khẳng định vị thế là trung tâm công nghiệp và logistics hàng đầu Việt Nam. Vị trí đắc địa liền kề TP.HCM và các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, tỉnh Bình Dương không chỉ đảm bảo khả năng kết nối nhanh chóng với các khu vực kinh tế trọng yếu khác, mà còn giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các cảng biển quốc tế như Cảng Cát Lái, Cảng Sài Gòn và Cảng Cái Mép - Thị Vải.Với kế hoạch hoàn thành tuyến đường Vành Đai 3 vào năm 2026, hệ thống giao thông Bình Dương sẽ tiếp tục nâng cấp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa. TTC Đặng Huỳnh nắm bắt lợi thế này để cung cấp hơn 248.800 m² diện tích kho bãi tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và các tổng kho tại Bình Dương, mang đến cơ hội lý tưởng cho các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động logistics.Công ty Cổ phần Khai thác và Quản lý Khu công nghiệp Đặng Huỳnh (TTC Đặng Huỳnh - thành viên Tập đoàn TTC) nổi bật với sự đa dạng trong các loại hình kho bãi và nhà xưởng, phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp. Từ kho xưởng đơn lập dành cho những doanh nghiệp cần không gian vận hành riêng biệt, đến kho xưởng liền kề tối ưu chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay dịch vụ xây dựng kho xưởng theo yêu cầu, đảm bảo mọi tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật. Không chỉ dừng lại ở đó, TTC Đặng Huỳnh còn cung cấp dịch vụ thuê kho, quản lý hàng hóa và xếp dỡ trọn gói, mang đến giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp. Các loại hình đều được trang bị đầy đủ tiện ích như hệ thống an ninh 24/7, phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn, nguồn điện nước ổn định và đội ngũ quản lý hàng chuyên nghiệp, chuyên trách xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc quản lý sản xuất và lưu trữ hàng hóa, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành.Một trong những yếu tố then chốt khiến TTC Đặng Huỳnh trở thành đối tác tin cậy là sự minh bạch trong các thủ tục pháp lý. Từ giấy tờ đất đến hợp đồng thuê, mọi quy trình đều được thực hiện rõ ràng, giúp doanh nghiệp an tâm trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, TTC Đặng Huỳnh còn cung cấp các gói thuê linh hoạt với thời gian lâu dài, phù hợp cho những doanh nghiệp muốn ổn định và phát triển bền vững.Với vị trí chiến lược, hệ thống sản phẩm đa dạng và pháp lý minh bạch, TTC Đặng Huỳnh không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện toàn diện quy trình logistics mà còn mở ra cơ hội cạnh tranh vượt trội trên thị trường. Bình Dương, với sự phát triển không ngừng của hạ tầng giao thông và lợi thế là trung tâm logistics phía Nam, chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong tương lai.Ưu đãi đặc biệt khi khách hàng thuê dài hạn!
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino nhấn mạnh chủ quyền kênh đào Panama không phải là vấn đề tranh luận sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio vào hôm 2.2."Chủ quyền của Panama không phải tranh cãi, điều đó rất quan trọng. Không có gì phải nghi ngờ, kênh đào Panama là do Panama vận hành và nó sẽ tiếp tục như vậy, tôi không nghĩ có gì thay đổi", ông Mulino nói.Người dân Panama đã xuống đường phản đối chuyến công du của ông Rubio.Lãnh đạo Liên minh Saul Mendez bày tỏ sự không hài lòng với Tổng thống Mỹ Donald Trump."Ông ấy muốn sáp nhập Canada, ông ấy muốn xâm lược Mexico, ông ấy muốn chiếm kênh đào Panama, ông ấy muốn tách Greenland ra khỏi Đan Mạch. Ông Trump đang muốn Thế chiến 3".Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Trump đã nhiều lần khẳng định Washington phải giành lại kênh đào Panama vì tuyến giao thông này đang chịu ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc, và Ngoại trưởng Rubio đã nhắc lại điều này trong cuộc họp.Chính phủ Panama đã kịch liệt phủ nhận việc nhượng quyền vận hành kênh đào cho Trung Quốc, và khẳng định nước này quản lý kênh đào một cách công bằng đối với tất cả hoạt động vận tải biển.Mặc dù kênh đào do Panama quản lý nhưng hai cảng ở hai đầu kênh đào đang được công ty Hồng Kông CK Hutchinson điều hành.Các cảng khác gần đó do các công ty tư nhân từ Mỹ, Singapore và Đài Loan điều hành.Hai bên có quan điểm gần gũi hơn về vấn đề di cư...Tổng thống Mulino đề xuất khả năng mở rộng thỏa thuận hiện có với Mỹ, qua đó có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc trục xuất trực tiếp những người di cư không phải là người Panama băng qua khu vực Darien ở biên giới phía nam Panama giáp với Colombia.Trong vài năm qua, số người từ khu vực này sang Mỹ tăng đột biến.Tuy nhiên, tổng thống Panama mạnh rằng chính phủ Mỹ sẽ phải chi trả chi phí trục xuất.Chuyến đi tới Panama đánh dấu điểm dừng đầu tiên trong chuyến công du của ông Rubio tới một số quốc gia Trung Mỹ cũng như Cộng hòa Dominica trong vài ngày tới.
Lá lành đùm lá rách: Chiến sĩ công an bệnh nặng, cần hỗ trợ
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.